Bối cảnh Vụ án cầu Chương Dương

Hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam chưa có phương thức chuyển tiền điện tử vào năm 1993, các giao dịch chuyển tiền tại đây đều phải giao vận trực tiếp mà không thông qua ngân hàng.[1] Các giao dịch tiền mặt tại Hà Nội thời điểm đó thường được chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh để thanh toán tiền hàng hoặc đầu tư, thay vì gửi vào các ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội.[2]

Nạn nhân

Nguyễn Việt Phương có hộ khẩu thường trú tại quận Ba Đình thuộc thủ đô Hà Nội, tốt nghiệp Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng năm 1991.[3][4] Ngoại hình nhỏ bé và cao khoảng 1,5 m.[1][5] Phương biết chữ nhưng được đào tạo kém, một tình trạng chung của hàng ngàn thanh niên Hà Nội thời đó.[2] Ông cố nội, ông nội, ông ngoại của Phương đều được chính phủ Việt Nam công nhận liệt sĩ trong chiến tranh Đông Dương.[4]

Tháng 10 năm 1992, Phương được thuê làm nhân viên thời vụ tại công ty liên doanh sản xuất ti vi Etron của Nhật Bản, Hồng Kông, Việt Nam. Tại đây, Phương là nhân viên văn phòng; phụ trách công việc dịch vụ liên quan đến vận tải, ngân hàng, giao vận, thu ngân, kết toán tiền hàng.[2] Phương hàng tuần giao vận một túi nhựa màu đen chứa khoảng 50 triệu đồng trên xe máy cá nhân Honda Dream, lộ trình di chuyển vượt cầu Chương Dương sang sân bay Gia Lâm; sau đó chuyển giao cho một phi công tiếp vận đến thành phố Hồ Chí Minh vào hôm sau.[1][3] Thời điểm xảy vụ án năm 1993, Phương khoảng 21 tuổi.[3][4]

Nghi phạm

Nguyễn Tùng Dương là trung úy cảnh sát giao thông, làm việc tại quận Hoàn Kiếm. Tính đến năm 1993, Dương công tác tại Công an thành phố Hà Nội hơn 20 năm, đã kết hôn và có hai con trai.[2] Ngoại hình khá cao to và lực lưỡng, từng là cầu thủ bóng đá.[5] Vào buổi tối ngày 29 tháng 1 năm 1993, Dương cùng với một đồng nghiệp trực ca tại trạm gác hai đầu cầu Chương Dương.[1][3][5] Thời điểm xảy vụ án năm 1993, Dương khoảng 35 tuổi.[2]

Truyền thông báo chí Việt Nam

Vào thập niên 1990, truyền thông báo chí tại Việt Nam ngày càng gia tăng tính linh hoạt, nhưng đồng thời cũng chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ trong các vấn đề xã hội quan tâm; đặc điểm báo chí nội địa giai đoạn này tuy không có quyền tự chủ hoàn toàn nhưng cũng không bị kiểm duyệt hoàn toàn.[6] Đảng Cộng sản Việt Namchính phủ Việt Nam kiểm duyệt gắt gao về chính trị hoặc bất đồng chính kiến ở Việt Nam; vì vậy một số tờ báo đã mặc nhiên được quyền tự chủ nhiều hơn trong đưa tin phóng sự điều tra tội phạmtham nhũng, bao gồm cả những hành động lạm quyền và tham nhũng của các cơ quan hành chính công. Xuất bản báo chí tăng cường về vi phạm pháp lý của các cơ quan hành chính công và Công an nhân dân Việt Nam đem lại lợi ích đối với báo chí nội địa Việt Nam lẫn Đảng Cộng sản Việt Nam.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ án cầu Chương Dương https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-an-cau-chuong-duon... https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-an-cau-chuong-duon... https://web.archive.org/web/20201128204221/https:/... https://nguoilambao.vn/xuat-phat-tu-1 https://web.archive.org/web/20230704224308/https:/... https://tuoitre.vn/truong-ban---ngay-ket-thuc---ky... https://www.nguoiduatin.vn/khi-xa-thu-doi-mat-nguo... https://danviet.vn/phap-y-quan-doi-can-vao-cuoc-77... http://daidoanket.vn/an-tinh-ngoi-nha-so-66-567863... https://congly.vn/moi-luong-duyen-giua-nha-bao-va-...